Ðịa bàn VN, nhân dân VN, từ 1954 đến nay, có thể xem là ‘món hàng’ bán buôn, mặc cả giữa hai
nhóm người ‘lang sói’ đó.  Chúng ta -anh và tôi- giờ đây không làm gì được nhưng đứa trẻ đầu xanh nầy,
và bao bao nữa, nếu bao người còn lại tận tình nuôi dưỡng, mai đây trưởng thành ‘Nó sẽ nói với anh, Nó
phải làm gì nhân danh nhân loại, Ðương đầu với những đứa chăn trâu, những tên đồ tể, Mà tội ác
giờ đây hôi tanh bốn bể’  vì ‘Ông cha mình ngày xưa không buôn nô lệ, Cũng chẳng dính chi bọn
hung ác Mác-Lê’. Ðứa trẻ nầy -lớp hậu duệ của chúng ta- sẽ mai nầy đem tài đem sức diệt lũ ‘cùng
hung cực ác’ đó để đất trời lại xanh, quê hương lại sáng và tinh hoa truyền thống giống nòi lại nẩy nở
xinh tươi, thắm đượm tình người trên khắp giải giang sơn cẩm tú.

*Một tai nạn khác, một nỗi buồn u ẩn ngày đêm.  Ðến xứ Bỉ, hai bàn tay trắng, chàng phải làm cật lực,
bất kể việc gì, dù có phải nguy nan, khốn khó để xây dựng đàn con nên ngư

Rồi đêm đêm, ngày ngày:

- Em ngàn thương xứ Quảng
Hun hút chiều tha hương
Xa xuôi Trung Phước Ðại Bường
Trăng mờ thềm lạnh người thương không về…
(Tình cũ)

‘Người thương không về!’  Năm 1988, chàng gởi thư ân cần xin nàng tái hợp nhưng nàng lặng lờ
không hồi đáp.
Bao bài thơ khác, dù viết cho con hay cho một chuyện tình nào đó, bóng hình người yêu đầu lãng
đãng, xa gần mênh mang: ‘Quê xưa chuyện cũ mơ màng, Duyên xưa tiền định đá vàng là đây!  Trăng
khuya về sáng non Tây, Sương khuya thấm ướt ngàn cây, lạnh lùng!’ (Thương Thương).  Người vợ
bao năm, giờ đây trở thành người tình, người em gái  phương xa  để hằng năm, chàng gói quà với lời thơ
rưng rưng nhung nhớ: ‘Từ dạo đất nước ngửa nghiêng, Gánh oan khiên mỗi người đi mỗi ngã, Lời
hẹn ngày xưa tưởng như vàng đá, Bỗng một chiều trở gió phôi pha…’.  Bây giờ ‘Anh ở, em đi’, gói
quà hằng năm ‘Kỷ niệm cuộc tình, Như còn vương mãi đâu đây’ (Người phương xa).

Tai nạn mình, tai nạn nhà còn qua bao bài thơ khác: ‘Lạc con trên đường tỵ nạn, Sông Meuse, Ðêm
phương Tây’,...  Bao bài thơ khác, không là tai nạn mà là trường hợp vui: ‘Cháu tôi lấy chồng, Tóc tơ
(mừng vu quy của Mộng Cầm), Tình cô gái Út (mừng Ly Ngọc tốt nghiệp Y khoa Ðại học Montréal),... 
Bất kỳ bài thơ nào, tình chàng cũng trang trải yêu thương.  Một người con hiếu thảo, một người
chồng thủy chung, một người cha luôn trải đường cho con cái đi lên, một người ông luôn thương
yêu, nâng niu từng cháu nhỏ, một người anh, người em quí thương dòng họ; tình gia đình nơi
Phương Hà lúc nào cũng đậm, cũng sâu; chính trong gian truân, tai nạn mà tình chàng càng sắt
son, nồng đượm, lửa thương yêu chất ngất máu đào…

II-  Tai nạn nước: Ðây là chủ đề chính yếu  trải dài suốt tập thơ, ngay cả nơi đôi bài thơ tình tự.

*‘Hiệp Ðịnh Paris’, cái Hiệp định quái ác nầy là trò bán buôn, đổi chác giữa hai phe cùng tàn ác như
nhau.  Hiệp Ðịnh Paris, văn tự ‘bàn giao’ Dân chủ Tự do cho Ðộc tài chuyên chính, văn tự chuyển chiến
tranh lửa đạn sang một thứ hòa bình nóng bỏng (paix brûlante), quái đản, man trá, giả hình.  Một Hiệp
định thảm sát Tự do, triệt tiêu Dân chủ, đưa Miền Nam rồi cả nước VN vào điêu tàn thống khổ trong tay
bọn người ác ôn không chút lương tri, nhân tính. Hiệp định, chao ôi, lại do chính các ông chính khách
thượng thặng năm châu hè nhau ký kết, đồng lõa dày vò tấm thân xác VN bao năm trời máu chảy xương
phơi vì lửa đạn nay lại phải quằn quại trong cái chết lăng trì bởi bàn tay quỷ đỏ.  Paris tự do, Paris ánh
sáng, biết chăng đã tự làm ‘ô nhục’ mình bởi cái Hiệp định tàn ác kia không?  Ôi Paris!

…Biết hay không?  Giẻ rách bọc thân gầy
800 ngàn chiến sĩ sa cơ:  tù đày lạnh lẽo
Khắp núi đèo heo hút
Ðứt họng lòi phèo
Vì 12 ngòi bút ký tại Paris?!… 

Năm 1973, Hiệp định Paris được ký thì hai năm sau (1975), thảm họa trút lên đầu Miền Nam.  Ngoại
trừ cái công cụ bù nhìn MTGPMN của Cộng sản Bắc Việt cùng số người tay sai, nằm vùng của chúng,
còn thì toàn thể nhân dân Miền Nam, rồi tiếp theo cả nước, phải ‘cong mình’ mang lấy ách nô lệ thảm
thương.  Bài ‘Ngày Cộng sản tới’, viết theo lời một em bé gái nạn nhân, đang cùng trên đảo tỵ nạn với
chàng, mô tả cảnh nhà vào những ngày đó: ‘… Tra khảo, tra khảo mãi, Cho đến còn tay không,…  Mẹ
cha bị giam hết, Chị khóc mắt đỏ hoe, Anh rầu đòi được chết…’. Bài thơ năm chữ, thật thà đúng
giọng trẻ nhỏ, tai nạn khủng khiếp giáng lên đầu bé thơ.  Cái Hiệp nghị đó lẩn quẩn nơi đầu chàng, hình
ảnh của hung thần, ác quỷ. Nơi trại Tỵ nạn Ungat, lòng tràn ‘U Uất’, ‘đêm đêm ngẩng mặt lên trời, Hỏi
sao Bắc Ðẩu,…  Thấy hay không hỏa ngục trần gian?’.  Con chàng, ‘đứa con đầu tôi đó, Cầm súng
Quốc gia lúc vừa tuổi lính, Khi tan hàng chẳng ai gọi nó đi, Liên Xô, Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Và chín
nước nữa tay vung bút ký, Trói chặt con tôi giao cho ác quỷ, Ngày lẫn đêm hút máu mài xương,… 
Hoà giải Paris, ai trách nhiệm?’.  Còn chàng và bao nhiêu kẻ khác ‘Ðêm gục đầu tẩy não, Ngày đội
đá Phú Ninh (một trại tù Cộng sản), Hôm nay sắn khoai, Mai, khoai sắn, Mốt cũng lại sắn khoai… 
Cuộc đời hun hút bóng đêm, Kể từ quê hương mình giặc chiếm!’.  ‘Người tù sĩ quan cũ’, thưở cuộc
chiến bốc cao không chết, Mà nay hòa bình lại chết mòn ‘Cải tạo’ trong lao!’, chỉ bởi vì nghe lời quỉ
mị, ’cũng bởi tin tưởng loanh quanh, Ðồng minh, Siêu cường, Paris hiệp nghị !’. Vâng, chính cái
Hiệp Nghị tàn khốc đó đã tạo điều kiện cho bọn ‘ngợm người’ liềm búa lên ngôi chúa tể, tàn sát nhân
dân.

*Thảm họa chung cả nước, ai người không đau?!  Những ngày ở đảo cũng như bao năm trời nơi đất
tạm dung, nhìn mình đơn côi, thấy mình bất lực, trong lúc đồng bào, đất nước trăm bề, nghìn nỗi nát tan,
chàng phẫn nộ, căm thù quân giặc nước.  Những ai đó đang hô hào đấu tranh, những ai đó đang vùng lên
diệt giặc, chàng vui mừng, xin đem thân làm bó đuốc cho hào khí lên cao, cho khí hùng bốc sáng: ‘Này
đây, Xin giao lại các anh, Chiếc thân cao vừa đầy thước sáu, Với 50 cân: Óc, tim, xương máu, Ðốt
lên đi !’.  Chút nhục thể nầy do đâu có?  Nó được khai sinh từ đất mẹ:

- Từ Trường Sơn
Từ sông Hậu, sông Tiền diệu vợi
Hùng thiêng sông núi đẻ ra tôi
Sữa Cửu Long nuôi tôi từ thưở bé
Cát biển Ðông lót nhẹ dưới lưng nôi
Ðồng miền Nam mớm gạo Tám thơm, thơm nức,
Chiều mẹ ru rưng rức mấy câu hò
Biểu tôi rằng: - Nước mất nhớ phải lo!…

Cứu nước!  Thề cứu nước!  Các ‘Bạn đây rồi: cùng núm vú, một quê hương’.  Thân tôi đây xin hiến
dâng làm bó đuốc.

        - Ðốt lên đi!  Cứ đốt lên đi!
Tôi cháy ở đâu cũng được
- Trước Liên Hiệp Quốc
Ba Lê hay Nữu Ước
                                    
            Hoặc bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam
Cùng diệt Cộng: lũ côn đồ hung ác, gian tham
Chặt xích xiềng, tiêu hủy vạn trại giam
Nhứt tề giải phóng Bắc, Trung, Nam…

Lời thơ như lời hịch, kiên cường dũng mảnh, ăm ắp tình quê hương, ngun ngút chí quật cường.  Bài
‘Thơ Lửa’ rực ngời ánh thép, một bản ‘anh hùng ca’ trữ tình thời thế, trữ tình nước non.  Ta hiểu ra nỗi
căm thù Cộng sản cùng nỗi lòng tha thiết với quê hương đậm đà, sâu sắc của Phương Hà trước ách
nước, nạn dân.  ‘Lời Thề máu 30.4.82’, thêm một hùng ca dũng mãnh, một lời thề sắt thép cứu quê
hương:  ‘Một: Không, 30/4 nầy không còn là Quốc Hận, - Là Quốc kháng!  Hai: Không, Không! 
Năm 82 không còn Quốc hận, Thét lên: Là Quốc Kháng!…  Thề….

        - Thề triệt tiêu quân bán nước
        Thề đốt xác lũ buôn dân
        Giải phóng quê hương, dựng nước lần lần
        Tiếp dưỡng khí cho giang sơn đứng dậy
        Hà sinh khí cho giống nòi vùng dậy
        Vung nốt đường gươm diệt Cộng trừ tà…

        Lũ con lại về
        Run run hôn nền đất mẹ
        Mẹ Việt đời đời, Mẹ Việt của ta!

Suốt bài thơ là lời kêu gọi đấu tranh, là trường thiên yêu nước.  Lời thơ hưng phấn, lời thơ giục giã, lời
thơ đem lửa vào tim, đem sống vào người, hào khí tràn dâng theo ngọn bút. 
  
*Nỗi buồn xa xứ quanh quẩn không rời.  Mùa Giáng Sinh yên bình nơi đất Bỉ (bài Giáng Sinh nầy),
nghĩ đến tình thương của Chúa để hiu hắt thêm tình thương nơi mình.  Nhớ quê hương:  mái tranh, hương
rạ, lũy tre làng, khói cơm chiều, đồng lúa mạ xanh tươi, …  Nhớ ‘mẹ già đơn chiếc tuổi non trăm’, nhớ
‘đường xanh bóng trúc, tà áo bay, Tình xưa nghĩa cũ’,…  Nhớ, nhớ, và…nhớ!  ‘Từ đó’, nhớ hoài,
nhớ mãi, khôn ngưôi! Cô gái nhìn mọi người  vui đêm ‘dạ  vũ’, nhớ cảnh đời thơ mộng ngày nào:
Uống đi em ly nầy, Cốc nữa, Cạn đi em cho nghiêng ngửa tim sầu, Cho niềm đau lịm tắt giữa đêm
thâu!…  Người quá vui, Sao em chỉ thấy buồn nhiều…’ (Từ đó).  ‘Nhớ bao nhiêu,…  nhớ cho vừa,
nhớ bao nhiêu nhớ mắt mưa lệ hồng’! (N.T.).  Nhớ anh hùng liệt sĩ đã chết cho quê hương. ‘Ôi, Bá ôi! 
Thôi còn anh đâu nữa, Nợ non sông đứt gánh giữa đường…’.  Bài ‘Tiếc Thương’ vừa truy điệu
chiến sĩ Trần Văn Bá, vừa xưng tụng chí anh hùng vừa bày tỏ niềm tiếc niềm thương lai láng:

- Bá ôi, Kim thân anh dầu nay đã ngã
Nhưng khí thiêng hừng hực
Gương anh hùng sáng rực một phương Ðông
Linh thiêng xin dẫn dắt anh em
Dựng ngày trở lại
Vong linh anh
Xin nhận nén hương nầy
Phục thêm một lạy…

Nhìn người vui Giáng Sinh mà thêm thấy phận mình hiu hắt.  Còn tìm vui nơi đâu?  Ðây rồi!  ‘Ngôi
Làng VN tại Bỉ’ tưởng như tại đất nước quê mình.  Vui sao, ‘Nghe gọi về làng’:

        - Mười năm xa xứ
        Chiều nay khựng lại bước lang thang
        Ðê mê… ai gọi: Về làng
        Về làng… chao ôi
        Rưng rức…  Xốn xang…

        Mẹ ơi!  Chiều nay lũ con về lại
        Thăm ngôi Ðình Mẹ
        Viếng mảnh Làng Cha       
        Xót xa, thương cha, nhớ mẹ
        Ðám con về làng
        Rộn ràng… nước mắt ứa ra. 
         
| 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |